Quy trình Phẫu thuật Chân Vòng Kiềng
Trước mổ
Không quá phức tạp như nhiều người lầm tưởng, quy trình phẫu thuật chỉnh biến dạng chân vòng kiềng diễn ra đơn giản, an toàn với hiệu quả tối đa, đem lại sự tự tin nhất định cho người bệnh.
- Thăm khám lâm sàng, đo chiều cao, cân nặng, kiểm tra dáng đứng và đi, tư vấn trực tiếp về kỹ thuật, thời gian, chi phí và thời gian phục hồi…
- Chụp phim xương cẳng chân, chụp CT đo chiều dài, trục chi dưới, đo góc mở của khớp gối, trao đổi chi tiết về khả năng sau khi phẫu thuật.
- Làm toàn bộ các xét nghiệm phục vụ cho ca mổ: xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm ổ bụng, chụp tim phổi điện tim… để kiểm tra toàn bộ các chức năng, đảm bảo cho ca mổ đại phẫu được an toàn.
- Sau khi có chỉ định và các xét nghiệm cho phép mổ sẽ tiến hành xếp lịch mổ theo nguyện vọng của bệnh nhân và của bác sĩ. Ngày hôm mổ sáng nhịn ăn, nhịn uống đến làm thủ tục nhận phòng và khám gây mê, sau đó tiến hành phẫu thuật.
Trong mổ
Quá trình mổ sẽ tiến hành giảm đau bằng gây tê tủy sống, có đặt thêm giảm đau ngoài màng cứng để giảm đau liên tục trong 3 ngày sau mổ, do vậy trong suốt quá trình mổ và sau đó gần như không đau. Thời gian phẫu thuật trung bình khoảng 2,5 giờ cho cả 2 chân.
Sau mổ
- Sau mổ, trong thời gian nằm điều trị nội trú
– Về thuốc:
+ Kháng sinh: Bạn được dùng kháng sinh dự phòng, do vậy, sẽ có 1 mũi kháng sinh tiêm trước khi bắt đầu mổ 30 phút, sau đó tiếp tục dùng 2 mũi kháng sinh tiêm trong 24 giờ sau mổ. Từ ngày thứ 2, chuyển sang kháng sinh đường uống x 5 ngày.
+ Thuốc giảm đau: Thực hiện giảm đau đa mô thức, trước khi gây tê tủy sống, bạn được bác sĩ gây mê đặt 1 đường truyền dẫn thuốc giảm đau bên ngoài màng cứng, để truyền thuốc giảm đau liên tục trong 3 ngày đầu sau mổ. Sau 3 ngày rút bỏ dây truyền giảm đau và chuyển sang thuốc giảm đau dạng uống, sẽ phối hợp 2 – 3 loại thuốc giảm đau, liều uống sẽ giảm dần cho tới khi ra viện. Do vậy cuộc mổ sẽ giảm đau đi rất nhiều, thậm chỉ không đau, chỉ còn cảm giác tê bì nhẹ ở chân mổ. Lưu ý, trong 3 ngày dùng thuốc giảm đau ngoài màng cứng, có thể sẽ có 1 chân tê hơn, hoặc đau hơn chân kia 1 chút, đó là hiện tượng bình thường, do thuốc tê ngấm không đều sang 2 chân, nếu đau nhiều bác sĩ sẽ điều chỉnh tăng liều thuốc tê hoặc phối hợp thêm thuốc giảm đau đường uống thì sẽ gần như không đau.
+ Thuốc chống phù nề, tiêu máu tụ: sẽ dùng dưới dạng tiêm hoặc ngậm dưới lưỡi, trong 5 ngày, tùy theo mứ độ phù nề nhiều hay ít.
+ Thuốc chống thuyên tắc tĩnh mạch: ngày 1 viên, dùng liên tục đến khi ra viện và sau khi ra viện 10 ngày nữa.
+ Thuốc ngủ: sẽ được phát hàng ngày, bạn nên uống để được có giấc ngủ ngon, khi tỉnh giấc người sẽ khỏe và nhanh hồi phục hơn. Đừng vì sợ hại hay quen thuốc mà không uống.
– Điều dưỡng sẽ thay băng vết mổ ngày đầu sau mổ cho bạn, sau đó thay băng cách ngày.
– Chườm lạnh, gác cao chân mổ: chườm lạnh có tác dụng co mạch nên giảm sưng, giảm phù nề, giảm đau; gác cao chân nhằm giảm phù nề nên cũng có tác dụng giảm đau rất hiệu quả, thời gian chườm lạnh và gác cao chân là 3-5 ngày. Trong thời gian này, để máu được lưu thông, tránh tắc mạch nên tập vận động thụ động hoặc chủ động nhẹ nhàng khớp gối và khớp cổ chân.
– Sau mổ 3 ngày, bạn có thể xuống xe lăn đi lại cho khuây khỏa, cũng như đi vào nhà vệ sinh tự phục vụ sinh hoạt cá nhân được.
– Sau 4 ngày bạn được chụp phim kiểm tra.
– Sau mổ 5 ngày, khi đã hết đau và hết phù nề, nên tập vận động chủ động tích cực hơn, đặc biệt là các khớp ở chi dưới, tập căng dãn gân gót, tăng cường sức cơ của cơ tứ đầu đùi và được xuất viện điều trị ngoại trú.
- Sau khi ra viện, điều trị ngoại trú
Giai đoạn này bạn có thể về nhà nếu ở khu vực Hà Nội. Nếu ở xa bạn nên ở ngoại trú (thêm 7 – 10 ngày), nơi có người phục vụ, thay băng, tập phục hồi chức năng hàng ngày thì sẽ nhanh hồi phục hơn
– Tiếp tục dùng thuốc theo đơn của bệnh viện: giảm đau, chống phù nề, chống tắc mạch, an thần, thuốc bổ.
– Tập phục hồi chức năng: xoa bóp gân cơ cho máu lưu thông, chú trọng nhiều vào động tác tập duỗi gối, tập tăng trương lực cơ tứ đầu đùi và tập xoay khớp cổ chân. Nên tập đứng tì nén một phần trọng lượng cơ thể, hoặc đi bằng hai nạng, hoặc trong khung tập đi ngày 3-4 lần, mỗi lần 10 -15 phút. Chú ý, khi đứng hoặc đi thì trọng lượng cơ thể phải dồn đều lên 2 chân, chưa nên dồn cả trọng lượng cơ thể lên 1 chân.
– Thay băng cách ngày hoặc cách 2 ngày 1 lần, đủ 14 ngày sẽ cắt chỉ. Sau khi cắt chỉ, vết mổ liền sẹo, tiếp tục tập co gấp và duỗi gối, tập đi có hỗ trợ bằng khung tập đi hoặc nạng nách.
– Sau 3 tuần có thể bỏ khung và nạng nách, có thể dùng nạng tay hỗ trợ thêm khoảng 10 ngày nữa là đi lại bình thường được.
– Sau 4 tuần đi bộ nhẹ nhàng, không cần dụng cụ hỗ trợ, có thể tập bơi, đạp xe đạp
– Sau 2 tháng đến kiểm tra lại, bác sĩ sẽ chụp phim xem mức độ liển xương và kiểm tra xem sẹo có bị lồi hay không, nếu có dấu hiệu sẹo lồi, bác sĩ sẽ tiêm truốc chống sẹo lồi, nếu ở xa có thể chụp phim gửi bác sĩ xem đánh giá.
– Sau 3 tháng bạn có thể đi bộ ngày 3 – 4 km và tập thể dục nhẹ nhàng.
– Sau 6 tháng có thể tập gym và các môn thể dục mạnh được.
– Sau 9 – 12 tháng có thể chơi các môn thể thao đối kháng được.
– Sau 18 tháng – 24 tháng có thể tháo bỏ nẹp vít nếu bạn có nhu cầu. Nếu không có nhu cầu, nẹp vit này có thể để vĩnh viên trong cơ thể mà không ảnh hưởng gì tới sức khỏe, do chất liệu nẹp dùng là nẹp Titan, đảm bảo đủ tiêu chuẩn châu Âu.
- Thuốc và thực phẩm nên dùng
Lưu ý trong ăn uống cần đủ dinh dưỡng, bữa ăn đa dạng, tránh kiêng cữ đặc biệt là các loại thịt cá, cần phải ăn đầy đủ để đảm bảo đủ vitamin, khoáng chất, protit: thịt lợn, gà, bò, cá, hải sản… Tránh ăn và uống nước rau muống vì có thể gây sẹo lồi.
3.1. Thực phẩm giàu canxi:
Một số thực phẩm giàu canxi khuyến cáo nên dùng là:
– Các loại hạt như: vừng, đậu nành, đậu phụ, hạt hạnh nhân
– Phô mai, sữa chua, sữa chua
– Cá biển
– Bột mỳ, bột ngô
– Rau dền, rau chân vịt.
3.2.Thực phẩm chức năng
– Có thể bổ sung thêm Viatmin tổng hợp (one a day), hoặc Methycoban, Vitamin 3B để tăng cường tái tạo thần kinh (ngày 1 viên) x 1 – 2 tháng.
– Uống Canxi – D3, ngày 1 viên x 2 -3 tháng.
Hỏi đáp tư vấn