Các dịch vụ phẫu thuật chỉnh hình khác

Tại Dr. Đoàn, chúng tôi không chỉ có phẫu thuật kéo dài chân nâng chiều cao, mà còn có đầy đủ các dịch vụ chỉnh hình chân, ngón chân và tay khác do dị tật hoặc chấn thương gây nên. Tùy vào tình trạng của chân tay, Dr. Đoàn sẽ tư vấn kỹ lưỡng về quy trình phẫu thuật, phục hồi sau phẫu thuật, thời gian và chi phí đi kèm. 

Chỉnh biến dạng chân vòng kiềng

Chỉnh biến dạng vẹo khuỷu tay

Các dị tật ở ngón chân, bàn tay

Phẫu thuật điều trị các di chứng chấn thương

Phẫu thuật chỉnh biến dạng chân vòng kiềng

Biến dạng chân vòng kiềng là bệnh lý không hiếm gặp, nguyên nhân đa số là do dị tật bẩm sinh, một số ít là do rối loạn sự phát triển của sụn phát triển, hoặc do bệnh lý u xương ở các đầu xương, mà hay gặp nhất là ở đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày.

Khi xương biến dạng, phần lớn làm cho chân biến dạng cong, khớp gối mở góc vào trong, khi đó trọng lực cơ thể không dồn đều vào cả mâm chày trong và ngoài như bình thường, mà chủ yếu dồn vào mâm chày trong. Do vậy, nếu không điều trị lâu ngày dẫn đến thoái hóa khớp gối, thường sau 45 tuổi bắt đầu xuất hiện đau khớp gối, sau 55 tuổi khi xương thưa loãng thì tình trạng biến dạng ngày càng nặng thêm, nhiều trường hợp sau 60 tuổi đã phải thay khớp gối. Mặt khác, với biến dạng chân vòng kiềng, dáng đi của bệnh nhân nhìn rất xấu, đôi khi mất tự tin, nhất là khi mặc quần bó hoặc khi mặc váy ngắn. Do vậy, nếu ai bị biến dạng chân vòng kiềng thì phẫu thuật càng sớm càng tốt, tránh để lại biến chứng và di chứng sau này.

Để đánh giá chân có bị vòng kiềng hay không, nghiệm pháp đơn giản nhất là khám ở tư thế đứng, khi đứng thì trọng lượng cơ thể dồn xuống 2 chân, biến dạng sẽ thấy rõ nhất. Khám bằng cách cho bệnh nhân đứng trên mặt phẳng sát tường, gót chân, mông, 2 vai và đầu chạm tường, 2 gót chân chạm nhau, 2 bàn chân tạo thành một góc 60 độ. Bình thường ở tư thế đó thì 2 lồi cầu đùi chạm nhau hoặc cách nhau 1-2cm, khi 2 gối cách nhau từ 3- 5cm là chân vòng kiềng nhẹ, từ 5 – 7cm là mức độ vừa, trên 7cm thì là mức độ nặng. Để đánh giá chính xác trục xương chân thì cần chụp phim toàn bộ chi dưới, hoặc chụp cắt lớp để đo góc giữa xương chày và xương đùi. Bằng các số đo này sẽ giúp các bác sĩ đo đạc chính xác cần chỉnh trong quá trình phẫu thuật.

Về điều trị, ở trẻ nhỏ việc điều trị đa số là tập phục hồi chức năng và đi nẹp chỉnh hình, tuy nhiên kết quả cũng rất hạn chế, trong một số trường hợp biến dạng nặng, thì cần can thiệp phẫu thuật bằng cách đưa dụng cụ vào để hãm sự phát triển của sụn tiếp để cho xương phát triển cân bằng hơn. Đối với người trên 18 tuổi thì cần can thiệp phẫu thuật để chỉnh lại trục xương.

Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật chỉnh biến dạng chân vòng kiềng ở người lớn, mỗi phương pháp cớ ưu nhược điểm khác nhau. Dr Đoàn đã lựa chọn phương pháp được các phẫu thuật viên nổi tiếng trên thế giới áp dụng  là cắt xương chỉnh trục và ghép xương, kết xương bằng nẹp khóa. Phương pháp này có ưu điểm là:

  • Khi cắt xương chỉnh trục, làm ở vị trị ngay dưới mâm chày, không can thiệp vào khớp gối, đây là vị trí xương cong nhất, nên sau mổ cơ bàn chỉnh được gần hết biến dạng (chỉnh được 90 – 95% với các trường hợp biến dạng nặng).
  • Khi cắt xương chỉnh trục và ghép xương vào chỗ khuyết xương thì làm tăng chiều cao của cơ thể lên từ 1,5 – 2,5cm.
  • Kết xương bằng nẹp khóa vững chắc nên không phải bó bột, sau 2 tuần cắt chỉ là tập phục hồi chức năng, sau 3 tuần tập đi được bằng nạng, sau 6 tuần đã đi lại bình thường.
  • Đường mổ nhỏ, chỉ khoảng 4cm, nên sẹo đảm bảo thẩm mỹ.

Phẫu thuật chỉnh biến dạng vẹo khuỷu

Vẹo khủyu là biến dạng hay gặp, nguyên nhân chủ yếu là do di chứng gãy trên lồi cầu xương cánh tay từ khi còn nhỏ. Vùng trên lồi cầu xương cánh tay là vị trí yếu nhất của cánh tay, do vùng này xương mỏng, lại có sụn phát triển. Do vậy gãy trên lồi cầu xương cánh tay là loại gãy xương hay gặp nhất ở trẻ em.

Khi gãy xương ở vị trí này, đại đa số việc điều trị bằng nắn chỉnh kín và bó bột, vì cấu tạo giải phẫu như thế nên gần như hiếm khi nắn được hoàn toàn hết di lệch xương. Đồng thời, di khi gãy xương ngang sụn phát triển gây tổn thương sự toàn vẹn của sụn, nuôi dưỡng của sụn này sau gãy cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy, khi xương liền, quá trình phát triển làm cho sự phát triển của đầu xương không đồng đều, thông thường, sụn ở lồi cầu ngoài phát triển bình thường, nhưng sụn ở lồi cầu trong phát triển chậm, nên khi cơ thể càng lớn thì khuỷu tay càng biến dạng mở góc vào trong dần nặng dần lên.

Đại đa số khi gặp biến dạng này thì chức năng của khớp khuỷu bình thường, các động tác gấp, duỗi khuỷu, sấp, ngửa cằng tay đều bình thường, mặc dù tay đó có thể có yếu hơn so với tay bên đối diện, đa số bệnh nhân đến khám vì  yếu tố thẩm mỹ, mong muốn tay được thẳng.

Chỉ định phẫu thuật thường chỉ dành cho bệnh nhân đã đủ trên 18 tuổi, khi hết tuổi phát triển, vì nếu chỉnh khi chưa hết tuổi phát triển thì sẽ có nguy cơ tái phát, trừ 1 số trường hợp do biến dạng nặng góc mở trên 30 độ, thì có thể phẫu thuật ở lứa tuồi trên 12 tuổi.

Về kỹ thuật: mổ đường mổ chỉ khoảng 6-7cm, phía sau ngoài xương cánh tay, bác sĩ sẽ cắt xương ở vị trí cong nhất, sau đó chỉnh tay thẳng và kết xương lại bằng nẹp khóa.

Sau mổ 10 ngày cắt chỉ là tập vận động được ngay, không phải bó bột, sau 3 tuần vận động trở lại bình thường. 

 

Phẫu thuật điều trị các biến dạng do di chứng chấn thương hoặc do dị tật bẩm sinh ở chân, tay

  • Phẫu thuật chỉnh biến dạng vẹo ngón chân, ngón tay.
  • Dị tật bẩm sinh khớp giả bẩm sinh xương chày ở trẻ em.

  • Kéo dài ngón chân bị dị tật bẩm sinh ngón ngắn
  • Tách dính ngón tay, ngón chân bẩm sinh hoặc do sẹo bỏng.
  • Phẫu thuật cái hóa ngón tay trong dị tật bẩm sinh không có ngón cái.

  • Tạo hình các di chứng do bỏng, chấn thương gây co kéo ngón chân, ngón tay.

Hỏi đáp tư vấn

TRỰC TIẾP

VỚI DR. ĐOÀN

Câu chuyện thành công