Tìm hiểu

Trước khi quyết định mổ, bác sĩ cần thăm khám lâm sàng bệnh nhân để tìm hiểu kỹ về tiền sử bệnh, bao gồm sinh sản, sự phát triển về thể chất, tầm vóc trong thời kỳ thiếu niên, thời điểm dậy thì, tiền sử về hormone, tình trạng ốm đau lúc nhỏ, bệnh di truyền… Bên cạnh đó, đánh giá tình trạng tâm lý, nguyện vọng, mong muốn của bệnh nhân.

Sau đó, bệnh nhân được làm các xét nghiệm cận lâm sàng và chuyên sâu để loại trừ các bệnh lý của xương và các bệnh lý toàn thân khác có chống chỉ định kéo dài chi. Bệnh nhân cũng được bác sĩ tư vấn, giải thích rõ quy trình phẫu thuật, thời gian nằm viện, quá trình điều trị trong và sau khi ra viện, thời gian điều trị, dự kiến những tai biến, biến chứng có thể xảy ra. Bệnh nhân cần hiểu rõ và sẵn sàng, kể cả quá trình tập luyện, phục hồi chức năng sau mổ.

Phương pháp

Về phương pháp thực hiện, kỹ thuật kinh điển trước đây sẽ là: cắt xương, mỗi chân sẽ xuyên 8 đinh qua xương và lắp khung bên ngoài để căng giãn từ từ với tốc độ 1mm/ngày. Như vậy, nếu muốn kéo dài 7cm sẽ mất thời gian 70 ngày. Khi đã kéo dài đủ 7cm, còn phải mang khung chờ thêm khoảng 7 tháng tiếp theo để cho xương liền chắc, sau đó mới tháo bỏ khung. Bệnh nhân phải đeo khung trong một thời gian dài tới 10 tháng (40 ngày/1 cm), rất cồng kềnh, vướng víu trong sinh hoạt.

Hiện nay, nhờ áp dụng tiến bộ mới, trước khi cắt xương, các bác sĩ đặt 1 chiếc đinh trong ống tủy xương, và chỉ sử dụng 4 đinh nhỏ xuyên qua ở 2 đầu xương. Khi kéo giãn đủ chiều dài, khung sẽ được tháo bỏ. Đinh nằm trong ống tủy sẽ giữ vai trò cố định trong thời gian chờ xương can chắc. Như vậy, bằng phương pháp mới này, thời gian đeo khung đã được rút ngắn, chỉ còn ¼ thời gian so với trước kia (11 ngày/1 cm), việc tháo khung sớm tạo điều kiện cho bệnh nhân nhanh chóng trở lại sinh hoạt và công tác, đồng thời sẹo cũng nhỏ và ít đi rất nhiều.

Đối tượng

Chỉ định kéo dài chân cho 2 nhóm đối tượng:

Đối với người chênh lệch 2 chân: do di chứng bại liệt, di chứng chấn thương gây mất đoạn xương, ngắn chân, hoặc sau cắt bỏ u xương, hoặc do dị tật bẩm sinh. Thường chỉ áp dụng cho trường hợp chân cao chân thấp, chênh lệch lớn hơn 1,5 cm. Với mức độ chênh lệch ít thì có thể điều chỉnh bằng độn thêm đế giày dép đơn giản và dễ dàng hơn.

Đối với những người thấp lùn: đối với những người có tầm vóc thấp, nam dưới 1m65, nữ dưới 1m55 (theo số liệu điều tra dân số năm 2020, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam hiện nay là 1m68, của nữ là 1m58), hoặc những ai có chiều cao trên dưới mức trung bình, nhưng có nguyện vọng cao hơn để tự tin trong cuộc sống, nhất là đối với các bạn du học sinh có nguyện vọng sống và làm việc tại nước ngoài.
Về độ tuổi thích hợp để thực hiện kéo dài chân: lứa tuổi 18 -35 tuổi là tốt nhất, vì lúc đó chiều cao cơ thể đã hoàn thiện; càng trẻ, khả năng tái tạo xương càng nhanh. Sau 35 tuổi, xương bắt đầu lão hóa nên không thuận lợi để phẫu thuật kéo dài. Ngoài 40 tuổi thì không nên thực hiện phẫu thuật này, trừ các trường hợp chân ngắn chân dài.

Tìm hiểu về
Quy trình phẫu thuật Kéo dài chân​

Hỏi đáp tư vấn

TRỰC TIẾP

VỚI DR. ĐOÀN

Câu chuyện thành công