Tìm hiểu

Chân vòng kiềng là trục đứng của chân không thẳng, trọng lượng cơ thể dồn lệch tâm nhiều vào bờ trong khớp gối và khớp cổ chân, nên càng để lâu dài thì nguy cơ thoái hóa khớp gối và khớp cổ chân càng cao, càng lớn tuổi càng biến dạng nặng hơn. Nhiều trường hợp sau 55 tuổi bị đau nhiều đã phải mổ thay khớp gối do thoái hóa nặng. Vì vậy, phẫu thuật chỉnh chân vòng kiềng không những chỉnh dáng đi đứng cho đẹp, mà còn để dự phòng và điều trị thoái hóa khớp gối và cổ chân sau này.

Nguyên nhân
gây biến dạng chân vòng kiềng

Thực chất đây là bệnh lý phổ biến do nhiều nguyên nhân như bẩm sinh, di truyền, suy dinh dưỡng, thiếu hụt canxi, Vitamin D và khoáng chất dẫn tới còi xương, thậm chí những đứa trẻ bị béo phì cũng dễ bị chân vòng kiềng… Một số trường hợp khác là do bệnh lý, rối loạn sự phát triển sụn phát triển, u xương sụn ở các đầu xương…

Khi bị vòng kiềng, trục xương biến dạng, khiến khớp gối mở góc vào trong. Lúc đó, trọng lực cơ thể không dồn đều vào cả mâm chày trong và ngoài, mà chủ yếu dồn vào mâm chày trong, nên nếu không điều trị lâu ngày dẫn đến thoái hóa khớp gối. Do vậy, sau 45 tuổi, những người bị chân vòng kiềng thường sẽ xuất hiện đau khớp gối, thậm chí sau 60 tuổi, nhiều người đã phải thay khớp gối.

Xét về mặt thẩm mỹ, dáng đi của người chân vòng kiềng nhìn rất xấu, vì vậy họ luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti khi mặc quần bó hoặc váy ngắn.

Do vậy, người bị biến dạng chân vòng kiềng cần đi khám sớm để có chỉ định điều trị phù hợp, tránh để lại di chứng thoái hóa khớp sau này.

Tùy thuộc vào từng lứa tuổi và mức độ nặng nhẹ mà mỗi người sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Với trẻ nhỏ thì bố mẹ cần cho tắm nắng, tập thể dục, thể thao đều đặn để tăng cường sức cơ và hệ cơ xương, khớp… Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm giàu canxi, ngoài ra có thể bổ xung thêm canxi nano, vitamin D3, K2… từ thực phẩm chức năng. Đặc biệt, ba mẹ cần kiểm soát cân nặng với trẻ thừa cân, càng béo phì thì biến dạng sẽ ngày càng nặng hơn.

Với trẻ nhỏ thì việc điều trị chủ yếu là tập phục hồi chức năng và đi nẹp chỉnh hình. Một số trường hợp biến dạng nặng, thì cần can thiệp phẫu thuật cắt xương chỉnh trục hoặc phẫu thuật hãm sự phát triển của sụn để cho xương phát triển cân bằng hơn. Tuy nhiên, với người trên 18 tuổi thì cần can thiệp phẫu thuật để chỉnh lại trục xương.

Ngoài ra, cách đơn giản nhất để khắc phục khiếm khuyết chân vòng kiềng là nên mặc quần ống rộng hoặc váy dưới gối, tránh mặc quần bó…

Các phương pháp phẫu thuật chỉnh biến dạng chân vòng kiềng

Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật chỉnh biến dạng chân vòng kiềng ở người lớn, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau. Dr Đoàn đã lựa chọn phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới là cắt xương chỉnh trục và ghép xương, kết xương bằng nẹp khóa với các ưu điểm vượt trội:

  • Khi cắt xương chỉnh trục, làm ở vị trí ngay dưới mâm chày, không can thiệp vào khớp gối nên sau mổ cơ bàn chỉnh được gần hết biến dạng (chỉnh được 90 – 95% với các trường hợp biến dạng nặng).
  • Khi cắt xương chỉnh trục và ghép xương vào chỗ khuyết xương thì làm tăng chiều cao của cơ thể lên từ 1,5 – 2,5cm.
  • Kết xương bằng nẹp khóa vững chắc nên không phải bó bột, sau 2 tuần cắt chỉ là tập phục hồi chức năng, sau 3 tuần tập đi được bằng nạng, sau 6 tuần đã đi lại bình thường.
  • Đường mổ nhỏ, chỉ khoảng 4 – 5cm, đảm bảo thẩm mỹ.

Phương pháp phẫu thuật chỉnh trục chân vòng kiềng được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Với trẻ nhỏ: chỉ phẫu thuật khi biến dạng nặng, các phương pháp điều trị nội khoa không kết quả.
  • Với người lớn trên 18 tuổi, khi các sụn, hệ xương khớp đã phát triển ổn định, các phương pháp điều trị nội khoa không đem lại kết quả. Với người trên 55 tuổi, xương bắt đầu thưa, loãng, cần hết sức cân nhắc phương pháp phẫu thuật cắt xương chỉnh trục, nên thay thế bằng phẫu thuật thay khớp nhân tạo.

Tìm hiểu về
Quy trình phẫu thuật Chân vòng kiềng

Hỏi đáp tư vấn

TRỰC TIẾP

VỚI DR. ĐOÀN

Câu chuyện thành công