Các câu hỏi thường gặp
Xin hỏi bác sĩ, quy trình kéo dài chân cần nằm viện bao lâu?
Quá trình kéo dài chân cần 2 lần nằm viện:
- Lần đầu: Phẫu thuật đặt khung kéo, nằm viện 7 - 10 ngày. Sau đó ra viện điều trị ngoại trú, căng giãn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị ngoại trú, bệnh nhân tự giãn khung với tốc độ 1mm/ngày. Chụp phim kiểm tra theo định kỳ 4 tuần để theo dõi ổ kéo giãn.
- Lần hai: Khi kéo đủ chiều dài mong muốn, bác sĩ sẽ xếp lịch vào viện để tháo bỏ khung kéo, thời gian nằm viện là 2 ngày.
- Lần đầu: Phẫu thuật đặt khung kéo, nằm viện 7 - 10 ngày. Sau đó ra viện điều trị ngoại trú, căng giãn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị ngoại trú, bệnh nhân tự giãn khung với tốc độ 1mm/ngày. Chụp phim kiểm tra theo định kỳ 4 tuần để theo dõi ổ kéo giãn.
- Lần hai: Khi kéo đủ chiều dài mong muốn, bác sĩ sẽ xếp lịch vào viện để tháo bỏ khung kéo, thời gian nằm viện là 2 ngày.
Thời gian kéo dài chân có phải nằm suốt trên giường không?
Một vài ngày sau mổ, bệnh nhân có thể ngồi dậy tự ăn uống, sinh hoạt cá nhân, vận động các chân mổ. Trong thời gian điều trị ngoại trú, bệnh nhân tự căng giãn theo hướng dẫn, tập nâng chân, co duỗi khớp gối, tập đứng.
Sau khi kéo dài, chân có yếu không?
Phẫu thuật kéo dài chân không làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của người thực hiện như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, sau khi kéo dài, các phần mềm (gân cơ, cơ, thần kinh, mạch máu, dây chằng) chưa đáp ứng kịp với tình huống mới. Do đó, cần phải tập phục hồi chức năng một thời gian, nhanh hay chậm tùy theo mỗi người và mức độ kéo dài. Khi cơ xương khớp đã ổn định, đã tập luyện tốt, chi được kéo dài hoàn toàn khỏe mạnh, bệnh nhân đi lại, sinh hoạt, chạy nhảy bình thường.
Khi nào cần can thiệp nới dài gân gót?
Thủ thuật nới dài gân gót thường được chỉ định khi kéo dài quá mức (thường xảy ra khi kéo dài trên 6-7cm với nữ và trên 7-8cm với nam) hoặc do quá trình kéo dài xương, do không được tập luyện hoặc do sợ đau nên không dám tập luyện phục hồi chức năng.
Tùy theo mức độ căng gân gót mà bác sĩ quyết định có cần phải làm thêm thủ thuật nới dài hay không. Thủ thuật can thiệp nới dài gân gót đơn giản, chỉ sau 6 tuần đã có thể đi lại, gót chân chạm đất như bình thường.
Tùy theo mức độ căng gân gót mà bác sĩ quyết định có cần phải làm thêm thủ thuật nới dài hay không. Thủ thuật can thiệp nới dài gân gót đơn giản, chỉ sau 6 tuần đã có thể đi lại, gót chân chạm đất như bình thường.
Có thể giảm thời gian kéo dài bằng cách tăng tốc độ kéo hằng ngày không?
Tuyệt đối không được phép tăng tốc độ kéo dài trong một ngày.
Theo các nghiên cứu khoa học và thực tiễn trong quá trình kéo dài chân, tốc độ kéo dài 1mm/ ngày là phù hợp để cơ thể thích nghi với sự giãn ra của gân, dây thần kinh và mạch máu. Nếu kéo nhiều hơn 1mm/ngày và trong thời gian liên tục sẽ dễ dẫn tới tình trạng căng gân gót (gót chân khi đứng thẳng không chạm đất), dễ gây biến chứng. Hơn nữa, khi quá tốc độ 1mm/ngày, tế bào tạo xương không kịp phát triển nên dễ dẫn đến chậm liền xương, thậm chí không liền xương, và như thế nguy cơ phải thêm một phẫu thuật ghéo xương bổ sung.
Theo các nghiên cứu khoa học và thực tiễn trong quá trình kéo dài chân, tốc độ kéo dài 1mm/ ngày là phù hợp để cơ thể thích nghi với sự giãn ra của gân, dây thần kinh và mạch máu. Nếu kéo nhiều hơn 1mm/ngày và trong thời gian liên tục sẽ dễ dẫn tới tình trạng căng gân gót (gót chân khi đứng thẳng không chạm đất), dễ gây biến chứng. Hơn nữa, khi quá tốc độ 1mm/ngày, tế bào tạo xương không kịp phát triển nên dễ dẫn đến chậm liền xương, thậm chí không liền xương, và như thế nguy cơ phải thêm một phẫu thuật ghéo xương bổ sung.
Chân cong có chỉnh được khi kéo dài không?
Trước khi kéo dài, bác sĩ sẽ khám, chụp phim xương kiểm tra xem chân cong hay thẳng, nếu chân cong, khi mổ bác sĩ sẽ tính toán để đặt khung và đinh, sao cho trong quá trình kéo dài sẽ chỉnh lại cho chân thẳng dần ra. Khi đã hoàn thành giai đoạn kéo, trước khi tháo khung bác sĩ chụp lại phim, nếu vẫn còn cong, bác sĩ sẽ nắn chỉnh tiếp khi tháo bỏ khung kéo. Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ.
Liệu kéo xong có bị chân ngắn chân dài không?
Việc kéo dài bằng khung cố định ngoài, hoàn toàn do khách hàng chủ động tự điều chỉnh. Tuy nhiên, do độ đàn hồi của đinh không tuyệt đối bằng nhau nên vẫn có thể có sự khác nhau giữa 2 chân. Trong quá trình kiểm tra định kỳ ngoại trú, nếu có thấy 2 chân chênh lệch 2 -3mm. Điều đó không có gì đáng lo ngại, chỉ cần điều chỉnh nhịp độ kéo trong 1 tuần cuối trước khi tháo bỏ khung là 2 chân sẽ tuyệt đối bằng nhau.
Kéo dài chân có đau không?
Kéo dài chân là phải can thiệp phẫu thuật, do vậy, cũng như bất cứ ca mổ nào đều có thể có đau, đặc biệt đây là ca mổ đại phẫu, mổ cả 2 chân cùng một lần. Tuy nhiên, ngày nay nhờ có kỹ thuật giảm đau tốt nên trong mổ ngoài giảm đau bằng gây tê tủy sống, bạn sẽ được ngủ bằng liều mê tĩnh mạch nhẹ, khi tỉnh dậy là cuộc mổ đã hoàn thành.
Thời gian hậu phẫu, bạn được dùng giảm đau bằng sử dụng bơm tiêm điện cho thấm dần qua một dây nhỏ đặt ngoài màng cứng, kết hợp với các thuốc giảm đau dưới dạng uống, nên suốt thời gian 10 ngày nằm viên gần như không đau.
Giai đoạn kéo dãn khung ngoại trú, là sau mổ 10 ngày đây là giai đoạn vết thương đã liền, nên gần như là không còn đau nữa. Trường hợp nếu bạn nào có ngưỡng chịu đau thấp thì có thể thỉnh thoảng phải dùng 1 viên giảm đau kết hợp với 1 viên thuốc an thần trước khi ngủ, nhưng số bạn gặp triệu chứng này cũng không nhiều.
Sẹo mổ sẽ như thế nào?
Trước kia, do phương tiện còn hạn chế nên có 2 đường mổ cắt xương dài từ 5cm đến 7cm (1 đường cắt xương chày 7cm và 1 đường cắt xương mác 5cm) và 3 đường mổ đóng đinh, bắt vít chốt. Ngày nay, nhờ có dụng cụ cắt xương chuyên nghiệp, kỹ thuật đã được cải tiến, nên sẹo mổ cắt xương chỉ còn ở mức tối thiểu, từ 0,5 – 1,5cm. Những sẹo mổ nhỏ này, sau 6 – 12 tháng sẽ mờ dần theo thời gian. Đối với các bạn nam mà chân có lông, thì nhìn qua sẽ không thấy được các sẹo mổ này.
Quá trình nằm viện có cần người nhà đi cùng phục vụ không?
Bạn được mổ tại bệnh viện đa khoa quốc tế, nơi đây có đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng chuyên nghiệp, hiểu việc, đã theo dõi và chăm sóc cho hàng trăm người kéo dài chân, cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn. Đồng thời trong gói phẫu thuật đã bao gồm cả tiền ăn uống, tiền phục vụ, chăm sóc nên bạn không cần phải có người nhà đi cùng. Tuy nhiên, nếu có người nhà hoặc bạn bè bên cạnh trong những ngày đầu sau mổ để hỗ trợ, động viên, trò chuyện được thì càng tốt.
Ổ kéo dài có ngắn lại sau tháo khung không?
Nhiều bạn sau tháo khung không dám tập đi sớm vì lo ngại xương bị lún, nhiều thông tin các bạn chia sẻ với nhau cho là sẽ lún mất 0,5 - 1cm, nên gây hoang mang cho nhiều bạn, thậm chí có bạn sau tháo khung xong 2 tháng vẫn không dám tập đứng và đi.
Dr Đoàn xin khẳng định lại, ổ kéo dài hoàn toàn không suy chuyển, mình kéo được bao nhiêu thì ổ kéo giữ nguyên như cũ, đến tận khi liền xương chắc. Vì, trước khi bắt đầu kéo dài, bác sĩ đã đóng 1 cái đinh nội tủy đặc và bắt 2 chốt ngang ở đầu trung tâm (đinh này có 2 lỗ sẵn ở đầu ngoại vi ).Trong quá trình kéo đinh vẫn nằm trong ống tủy, đến khi kéo đủ chiều dài như mong muốn, bác sẽ bắt 2 cái chốt ở đầu ngoại vi để giữ nguyên khoảng cách ổ kéo dài. Như vậy, ổ kéo dài được giữ bởi 2 cái chốt trên và 2 cái chốt dưới rất to, khỏe nên không thể co ngắn lại được.
Sở dĩ có bạn đi đo thấy mình vẫn còn thấp so với chiều cao cũ + chiều dài ổ kéo, là vì do cách đo không chuẩn, hoặc đo bằng các thước khác nhau, không phải thước chuẩn của bác sĩ ban đầu.
Do vậy, các bạn hoàn toàn yên tâm tập luyện sớm theo đúng như những gì bác sĩ hướng dẫn nhé.
Độ tuổi nào có thể thực hiện phẫu thuật kéo dài chân?
Cho đến nay, theo công bố của y văn trên thế giới, chưa có tài liệu nào nói về tuổi giới hạn tối đa có thể kéo dài chân. Tuy nhiên, theo đa số các tác giả trên thế giới đều khuyến cáo, nên kéo trước 50 tuổi, nhiều khách hàng đã phẫu thuật trong độ tuổi 40 -50 vẫn thành công. Theo kinh nghiệm của Dr Đoàn, thì tốt nhất kéo ở tuổi từ 18 - 35 tuổi, càng trẻ càng kéo được dài, càng nhanh hồi phục và ít biến chứng. Từ 35 -45 tuổi vẫn kéo được, nhưng khả năng không kéo được dài như các bạn trẻ, và thời gian phục hồi có thể chậm hơn.
Lứa tuổi từ 18 đến 30 tuổi là tốt nhất để thực hiện kéo dài chân, vì lúc đó chiều cao cơ thể đã hoàn thiện. Với độ tuổi này, có thể kéo 6 - 7 cm, hoặc thậm chí hơn. Sau 35 tuổi, xương bắt đầu lão hóa nên không thuận lợi để phẫu thuật kéo dài. Những khách hàng trên 35 tuổi cần phải trực tiếp qua gặp bác sĩ để bác sĩ đánh giá.
Trong thời gian chưa tháo đinh nội tủy, có thể sinh em bé được không?
Trong thời gian kéo giãn, đeo khung cố định ngoài, không được mang thai do chụp phim X-quang sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Từ 8-9 tháng sau tháo khung, lúc đó chân có thể đi lại bình thường, sinh hoạt cá nhân phục hồi thì có thể mang bầu. Đinh nội tủy ở trong chân không ảnh hưởng đến quá trình mang thai (nếu không phải chụp X-quang).
Từ 8-9 tháng sau tháo khung, lúc đó chân có thể đi lại bình thường, sinh hoạt cá nhân phục hồi thì có thể mang bầu. Đinh nội tủy ở trong chân không ảnh hưởng đến quá trình mang thai (nếu không phải chụp X-quang).
Các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong quá trình kéo?
Quá trình kéo chân sẽ gồm 2 nhóm biến chứng có thể xảy ra:
-Nhóm biến chứng sớm: Biến chứng trong quá trình mổ hoặc ngay sau mổ. Đó là biến chứng nhiễm trùng. Tỷ lệ đó rất thấp do hiện tại các phòng mổ sử dụng là phòng mổ sạch, dụng cụ được hấp cẩn thận trước khi mổ. Một biến chứng sớm khác là chảy máu sau mổ. Hiện tại, đường mổ kéo chân rất nhỏ, chỉ khoảng 1,5 cm, nên hầu như ít hoặc không bị chảy máu sau mổ.
- Nhóm biến chứng muộn:
Biến chứng co gân gót: Trong quá trình kéo dài, nếu không tập luyện thì khi xương dài ra, gân không dài theo nên dẫn đến bị co gân. Cách khắc phục là trong quá trình kéo cần phải tập vật lý trị liệu ép gân gót để gân dài ra.
Biến chứng chậm liền xương: Để xương cứng như bình thường, trung bình xương có thể liền lại 35-45 ngày/1 cm. Một số trường hợp mất hơn 45 ngày/ 1 cm. Điều này không quá đáng quan ngại, có thể chờ đợi thêm để xương mọc như bình thường. Ngoài ra, chậm liền xương cũng phụ thuộc vào lứa tuổi. Tuổi càng cao thì khả năng chậm liền xương càng nhiều. Kéo quá dài cũng là lý do khiến xương chậm liền. Nếu kéo từ 6-7cm sẽ ít gặp biến chứng này, nếu kéo nhiều hơn 8cm khả năng gặp biến chứng này sẽ tăng lên.
-Nhóm biến chứng sớm: Biến chứng trong quá trình mổ hoặc ngay sau mổ. Đó là biến chứng nhiễm trùng. Tỷ lệ đó rất thấp do hiện tại các phòng mổ sử dụng là phòng mổ sạch, dụng cụ được hấp cẩn thận trước khi mổ. Một biến chứng sớm khác là chảy máu sau mổ. Hiện tại, đường mổ kéo chân rất nhỏ, chỉ khoảng 1,5 cm, nên hầu như ít hoặc không bị chảy máu sau mổ.
- Nhóm biến chứng muộn:
Biến chứng co gân gót: Trong quá trình kéo dài, nếu không tập luyện thì khi xương dài ra, gân không dài theo nên dẫn đến bị co gân. Cách khắc phục là trong quá trình kéo cần phải tập vật lý trị liệu ép gân gót để gân dài ra.
Biến chứng chậm liền xương: Để xương cứng như bình thường, trung bình xương có thể liền lại 35-45 ngày/1 cm. Một số trường hợp mất hơn 45 ngày/ 1 cm. Điều này không quá đáng quan ngại, có thể chờ đợi thêm để xương mọc như bình thường. Ngoài ra, chậm liền xương cũng phụ thuộc vào lứa tuổi. Tuổi càng cao thì khả năng chậm liền xương càng nhiều. Kéo quá dài cũng là lý do khiến xương chậm liền. Nếu kéo từ 6-7cm sẽ ít gặp biến chứng này, nếu kéo nhiều hơn 8cm khả năng gặp biến chứng này sẽ tăng lên.
Những trường hợp nào không được kéo dài chân?
- Những người mắc các bệnh lý về xương khớp, chậm liền xương, u xương.
- Những người mắc bệnh lý toàn thân mạn tính: Tiểu đường, tim mạch, hen, lao.
- Những người có ống tủy xương chày biến dạng không đóng được đinh nội tủy.
- Những người mắc các bệnh về tâm thần, không hợp tác và không theo dõi được.
- Những người mắc bệnh lý toàn thân mạn tính: Tiểu đường, tim mạch, hen, lao.
- Những người có ống tủy xương chày biến dạng không đóng được đinh nội tủy.
- Những người mắc các bệnh về tâm thần, không hợp tác và không theo dõi được.
Có thể kéo dài 10 – 15cm được hay không?
Về lý thuyết thì kéo dài bao nhiêu cm cũng có thể được. Thực tế chúng tôi đã kéo dài cho những bệnh nhân bị chân ngắn chân dài tới 16cm, tuy nhiên, đó là trường hợp bệnh lý bắt buộc phải kéo cho cân bằng 2 chân. Trường hợp như vậy phải kéo làm 2 đợt, kéo đủ 8cm cẳng chân, sau 2 năm xương hồi phục tốt, chúng tôi kéo tiếp 8cm ở đùi. Như vậy, thời gian phải mất ít nhất 4 năm.
Đối với kéo dài chân nâng chiều cao, đây là phẫu thuật thẩm mỹ, cần phải đẹp, thời gian phục hồi nhanh, do vậy, kéo bao nhiêu cm thì phải căn cứ vào các yếu tố:
- Chiều cao hiện tại của bạn:
+ Nếu bạn không phải thấp, đã đủ chiều cao rồi, nhưng vì lưng dài, chân ngắn thì bác sĩ sẽ đo chiều cao đứng và chiều cao ngồi để tính toán, số cm cần kéo, nhưng thông thường cũng chỉ cần kéo thêm 5 – 7cm nữa là đẹp.
+ Nếu bạn là người thấp dưới mức trung bình nhiều (Trung bình chiều cao thanh niên Việt nam, theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2020 là: nam 1m68, nữ 1m58), nhất là những bạn nam dưới 1m60 và nữ dưới 1m50 thì kéo càng nhiều càng tốt, vì khi đó bạn chấp nhận mất cân đối để được chiều cao như mong muốn. Nhưng kinh nghiệm của chúng tôi thì cũng không quá 8cm với nữ và 10cm với nam. Vì quá giới hạn trên thì các thành phần gân cơ, mạch máu thấn kinh sẽ rất căng, gây đau, việc tập phục hồi sẽ khó khăn, và dễ có biến chứng chậm liền xương hoặc không liền xương.
- Tuổi: Nhìn chung, tuổi càng trẻ thì khả năng càng kéo được nhiều, càng cao tuổi thì càng kéo được ít. Ví dụ, cùng một chiều cao, nếu bạn từ 18 – 25 tuổi thì có thể kéo được 8cm, nhưng 26 – 30 tuổi thì kéo được 7,5cm, từ 31 – 35 tuổi thì chỉ còn 7cm, và trên 35 tuổi thì chỉ được 6cm. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Sở dĩ như vậy vì, càng trẻ khả năng tái tạo xương càng nhanh hơn và ngưỡng chịu đau cũng tốt hơn.
- Giới: Thông thường nam giới thì kéo được nhiều hơn nữ giới, cũng bởi lẽ xuất phát điểm nam đã cao hơn nữ trước khi kéo. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho rằng, ngưỡng đau của nam cao hơn nữ, nên phần lớn trong quá trình kéo các bạn nam gần như rất ít khi phàn nàn về đau như các bạn nữ.
- Tập phục hồi chức năng: Quá trình kéo dài, xương sẽ được kéo dài ra hàng ngày, nếu hàng ngày không tập phục hồi chức năng cho gân cơ và thần kinh dãn ra theo xương thì gân cơ, thần kinh sẽ co rút gây đau. Do vậy, tập phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình kéo và sau khi kéo đủ chiều dài, nhất là với những bạn có nguyện vọng kéo dài trên 6cm. Mục đích của tập phục hồi chức năng là để kéo dãn gân cơ, mạch máu, thần kinh ra theo cùng với xương, và tăng cường lưu thông máu tới nuôi dưỡng chân kéo nên vừa nhanh hồi phục vừa có tác dụng giảm đau.
Sẹo sau kéo dài chân như thế nào?
Mặc dù sử dụng khung kéo bên ngoài, có nhiều đinh, nhưng các đinh nhỏ (mỗi chân dùng 4 đường kính 2mm), đồng thời kỹ thuật mổ chuyên sâu, can thiếp tối thiểu (đường mổ chỉ dài 1,5cm), nên sẹo nhỏ dưới 1,5cm. Theo thời gian (thường sau 1,5 năm) sẹo mờ nhìn không còn rõ nữa. Nếu chân bạn nam nào có lông thì gần như k nhìn thấy sẹo.
Sau kéo dài chân bao lâu thì đi lại được?
Thời gian phục hồi, đi lại hoạt động bình thường phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là 2 yếu tố: độ dài mình muốn kéo và quá trình tập phục hồi chức năng trong khi kéo và sau khi tháo khung có tích cực hay không. Trung bình mỗi ngày kéo dài được 1mm, nên nếu kéo 6cm thì mất 2 tháng, kéo 9cm thì mất 3 tháng. Nếu tích cực tập phục hồi trong khi kéo và sau khi tháo khung, thì gân gót và gân cơ vùng khoeo không co, tháo khung xong đi lại sớm luôn được, có thể chỉ 1-2 tháng là đã đi lại tốt. Ngược lại, nếu không được tập hoặc tập không đúng cách thì các gân cơ co nhiều, quá trình sau tháo khung tập vất vả, có khi mất tới 3-4 tháng.
Hỏi đáp tư vấn
TRỰC TIẾP
VỚI DR. ĐOÀN
Câu chuyện thành công
"Mình cảm thấy rất hài lòng với kết quả đạt được, sẹo mổ nhỏ và đang mờ dần theo thời gian, nếu không nói ra thì chẳng ai biết được, chân khỏe, đi lại, chạy nhảy như bình thường"
Nguyễn Văn MinhTừ 1m62 lên 1m72
“Một mùa hè nằm trong bệnh viện với những phác đồ tập luyện nghiêm ngặt, tôi đã làm được điều đó, chiều cao của tôi đã tăng được 6cm"
Nguyễn Thanh Hồng AnhTừ 1m56 lên 1m62
Previous
Next