Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị M, 36 tuổi tại Hà Nội. Dù đã có 3 con nhưng chị vẫn ao ước có thể cao lên 5, 6 cm. Chị đã tìm đến phẫu thuật kéo dài chân ngay cả khi chị nhận được sự can ngăn của mọi người.
chị M. cao chỉ có 1,47 cm, chiều cao khiếm tốn luôn khiến bà mẹ ba con này mặc cảm. Chị M. có công việc ổn định, gia đình hạnh phúc nhưng khi các con đã lớn hơn chị bắt đầu muốn làm việc gì đó cho mình, việc đầu tiên bà mẹ này mong muốn là kéo dài chân.
Vợ chồng chị M. đến bệnh viện xin bác sĩ tư vấn, dù bác sĩ cho biết chị cần cân nhắc vì đã qua tuổi 35, tuổi được khuyến cáo không nên can thiệp nhưng chị M. vẫn quyết tâm.
Chồng chị M thấy vợ quyết tâm nên anh cũng không dám can ngăn. Để chuẩn bị cho cuộc đại phẫu cắt chân kéo dài ra, chị M. đã xin nghỉ việc, tìm người chăm sóc gia đình cũng như chăm sóc cho chính chị trong thời gian chỉ nghỉ để phục hồi chân.
Trường hợp của Trần N.H. 21 tuổi, TP.HCM cũng vậy. H là du học sinh ở Bắc Âu. Sống giữa cuộc sống toàn người cao lớn, nam sinh này luôn mặc cảm vì mình hơi ngắn (1,64 cm). Dù có đi thêm đôi giày đế cao nhưng so với bạn bè H thấp bé. H. tìm hiểu về phẫu thuật kéo dài chân và cậu quyết định bảo lưu 1 năm để quay về Việt Nam làm phẫu thuật. H tìm đến với chúng tôi chia sẻ nguyện vọng của mình.
Cuộc phẫu thuật giúp H cao thêm được 7cm là điều mà H và gia đình cậu luôn mong ước.
PGS Đoàn cho biết kéo dài chân là nhu cầu cho rất cả mọi người nhưng bác sĩ chỉ định rất chặt chẽ, để thực hiện chuẩn đạt kết quả tốt bác sĩ sẽ khuyên từng người.
Theo PGS Đoàn, về nguyên lý muốn kéo dài thì phải cắt xương, rồi dùng dụng cụ để kéo xương ra, khi kéo dài, 2 phần xương dần xa nhau, lúc đầu tạo thành khoảng trống, màng xương là nơi sinh xương sẽ tái sinh dần thành xương mới.
Tuy nhiên, tùy theo cơ địa và theo lứa tuổi của từng người mà tốc độ tái sinh nhanh hay chậm. Tuổi càng trẻ khả năng tái sinh càng nhanh. Để xương phục hồi trở lại đủ cứng và to như xương lành thì 1 cm thường mất từ 35-40 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu kéo.
Nguyên lý kéo dài chi mà đến nay vẫn còn được áp dụng, được bắt đầu thực hiện từ năm 1951, cách đây gần 70 năm. Nguyên lý đó là cắt xương, sau đó kéo giãn với tốc độ 1 mm/24 giờ.
Trước đây, các bác sĩ phải xuyên 8 đinh qua xương và lắp khung bên ngoài để căng giãn từ từ với tốc độ 1 mm/ngày. Khi kéo dài đạt chiều cao như ý muốn, bệnh nhân còn phải mang khung chờ thêm khoảng 7-10 tháng, thậm chí tới 12 tháng tiếp theo để xương liền chắc, sau đó mới tháo bỏ khung.
Điều đó có nghĩa bệnh nhân phải đeo khung suốt thời gian thực hiện, nên rất cồng kềnh và vướng víu trong sinh hoạt, chưa kể các biến chứng nhiễm trùng chân đinh hoặc lệch vẹo, xoay trục, biến dạng chi trong quá trình kéo giãn.
Hiện nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã áp dụng tiến bộ mới. Trước khi cắt xương, các bác sĩ đặt một chiếc đinh trong lòng ống tủy xương, và đã cải tiến khung kéo chỉ sử dụng 4 đinh nhỏ xuyên qua 2 đầu xương.
Khi kéo giãn đủ chiều dài, khung sẽ được tháo bỏ. Đinh nằm trong ống tủy sẽ giữ vai trò cố định trong thời gian chờ xương can chắc.
Phẫu thuật kéo dài chân là loại phẫu thuật rất khó nên gần như không phải ai cũng mổ được, miền Bắc mới chỉ có 108 mổ kéo dài chân. Phẫu thuật cũng có thể xảy ra biến chứng, trách nhiệm của bác sĩ rất nặng nề.
Nếu tay nghề bác sĩ không tốt biến chứng có thể xảy ra. Tai biến trong quá trình mổ cũng có thể xảy ra như cắt xương không khéo thì xương vỡ, hoặc gây tổn thương máu, thần kinh. Đặc biệt là biến chứng nhiễm trùng.
Người kéo bị viêm xương thì cũng coi như là một thất bại. Họ cũng có thể gặp biến chứng muộn như khi đang kéo, chậm liền xương, xương không liền, khối can xương không đủ khỏe.
Đến nay, bệnh viện đã mổ được khoảng 500 ca, chưa ghi nhận biến chứngvà mọi người đều hài lòng vì có thể cải thiện thêm được chiều cao cho mình. Sau khi kéo dài, các phần mềm (gân cơ, cơ, thần kinh, mạch máu, dây chằng) chưa đáp ứng kịp với tình huống mới ngay được.
Do đó, người bệnh cần phải tập phục hồi chức năng một thời gian, nhanh hay chậm tùy theo thể trạng và mức độ kéo dài.
Trích nguồn Báo soha